Những loại rủi ro được bảo hiểm và lưu ý cho người tham gia

December 19, 2024

Trong sinh hoạt hàng ngày, mỗi chúng ta gặp phải những rủi ro nhất định. Chính vì phát sinh rủi ro mà bảo hiểm mới ra đời. Nếu bạn thực sự muốn đưa ra quyết định gói bảo hiểm đúng đắn nhất thì bạn cần biết những loại rủi ro có thể phát sinh. Đồng thời, bạn nên nghiên cứu quy định về các loại rủi ro được bảo hiểm, bởi không phải rủi ro nào cũng sẽ được bảo hiểm chi trả.

1. Thế nào là rủi ro được bảo hiểm?

Rủi ro bảo hiểm là những tình huống hoặc thiệt hại xảy ra một cách không lường trước, ngoài dự định của người tham gia bảo hiểm và có thể được công ty bảo hiểm chấp nhận chi trả lợi ích hoặc bảo đảm khi thỏa mãn các điều kiện trong hợp đồng bảo hiểm.

Khái niệm về rủi ro được bảo hiểm

2. Các loại rủi ro được bảo hiểm

2.1. Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

Rủi ro tài chính gây thiệt hại kinh tế. Những rủi ro này được tính toán dựa trên giá trị tài chính. Những rủi ro tài chính gây tổn thất như chi phí sửa chữa, thay thế tài sản.

Những rủi ro tài chính còn liên quan đến tổn thất khác ngoài tài sản. Các tổn thất sức khỏe cũng được tính bằng tiền theo điều kiện thương lượng. Đó chính là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động v.v....

Các rủi ro phi tài chính không đo được bằng giá trị tiền tệ. Nó không gây thiệt hại tiền bạc mà ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy không hài lòng hoặc không vui. Những rủi ro này dễ xảy ra trong cuộc sống nhưng không định lượng được giá trị kinh tế.

Rủi ro về tài chính gây nên các tổn thất tài chính

2.2. Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ

Rủi ro thuần tuý là những nguy cơ chỉ gây tổn thất hoặc tốt nhất là không lỗ. Không có nhân tố kiếm lời ở bên trong. Tác động của nó chỉ là sự xui rủi, ít hoặc nhiều, mà không bao giờ mang lại lợi nhuận. Ví dụ về rủi ro này là tai nạn giao thông, cháy nhà, mất cắp hoặc tai nạn nghề nghiệp.

Đầu cơ là rủi ro có tiềm năng kiếm lợi nhuận. Đầu tư vào cổ phiếu là một ví dụ. Hình thức đầu tư này có khả năng lỗ hoặc không tăng vốn, nhưng vẫn nhắm tới lợi nhuận. Đầu cơ tích trữ hàng, kinh doanh nông sản hoặc chứng khoán là ví dụ về loại rủi ro này.

2.3. Rủi ro chung và rủi ro riêng

Rủi ro chung là loại rủi ro không thể quản lý và phạm vi ảnh hưởng của nó không phải một người mà tác động đến nhiều người. Rủi ro chung gây ra hệ lụy cho một số đông hoặc cả xã hội (ví dụ như thảm họa tự nhiên, bệnh dịch,...). Để giảm thiểu ảnh hưởng do rủi ro này gây ra cần sự can thiệp từ chính quyền, chính phủ và tất cả mọi người.

Rủi ro riêng là loại rủi ro mà hư hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một vài cá nhân. Loại rủi ro này mang tính chất cá nhân, ví dụ như: tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, ăn cắp,...

Rủi ro riêng là các rủi ro có tính chất ảnh hưởng đến cá nhân

3. Nên làm gì khi xảy ra rủi ro bảo hiểm?

Khi phát sinh tình huống rủi ro, người mua bảo hiểm nên báo ngay cho công ty bảo hiểm trong khoảng thời gian cho phép (thường 24-48 giờ). Ghi nhận đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm và tình trạng rủi ro.

Sau đó, người tham gia nên chuẩn bị các tài liệu và giấy tờ liên quan đến yêu cầu bồi thường, bao gồm: đơn bồi thường, giấy tờ tùy thân, hợp đồng bảo hiểm cùng các bằng chứng như giấy chứng tử, bệnh án, giám định hiện trường hoặc hình ảnh liên quan, theo loại bảo hiểm.

Bên bảo hiểm sẽ tổ chức giám định và xác minh thiệt hại. Người tham gia cần hợp tác, cung cấp thông tin chính xác và hỗ trợ khi cần. Công ty bảo hiểm sẽ công bố kết quả và chi trả bồi thường trong khoảng 15-30 ngày, tùy thuộc vào loại hình bảo hiểm.

Cuối cùng, người tham gia cần lưu ý không tự ý khắc phục thiệt hại khi chưa có sự đồng ý của công ty bảo hiểm, đưa ra thông tin chính xác và hiểu rõ hợp đồng để đảm bảo quyền lợi chi trả đầy đủ, nhanh chóng.

4. Cách hạn chế rủi ro trong cuộc sống

Có thể nhận thấy, không dễ để phòng tránh những rủi ro xảy ra trong cuộc sống, bởi chắc chắn không thể kiểm soát mọi nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Cách để phòng tránh rủi ro hiệu quả nhất là bạn nên đưa ra những phương án khắc phục cho từng loại rủi ro khi xảy ra.

Có loại rủi ro bạn có thể tự giải quyết. Có các loại rủi ro trong bảo hiểm bạn không thể khắc phục một mình mà cần sự hỗ trợ về mặt tài chính. Vì thế, lựa chọn một gói bảo hiểm phù hợp để phòng tránh các rủi ro có thể là phương án tốt nhất bạn nên cân nhắc. Đây chính là vai trò cốt lõi của bảo hiểm.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về rủi ro và các loại rủi ro phổ biến trong bảo hiểm. Chúng tôi mong bạn sẽ phân tích kỹ các rủi ro trong cuộc sống để chọn lựa gói bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh và khả năng tài chính của mình.

>>> Tham khảo thêm:

Một số rủi ro khi tham gia bảo hiểm nhân thọ cần tránh

Hiểu rõ định phí bảo hiểm và quản trị rủi ro nhằm tối ưu quyền lợi

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form